Thêm vào giỏ hàng thành công
Xem giỏ hàng và thanh toán
Tấm nền màn hình hay là tấm nền tinh thể lỏng nói chung sẽ quyết định cho số lượng màu sắc hiển thị, độ chính xác, tốc độ làm mới của khung hình. Tùy thuộc vào mỗi tính chất của tấm nền, lợi ích và nhược điểm nó mang lại cho nhu cầu sử dụng mỗi người.
IPS: Tính đến nay, IPS dường như đã và đang thống trị thế giới màn hình máy tính. Một màn hình IPS luôn gợi lên chất lượng hình ảnh sắc nét, góc nhìn cực rộng. Hiệu suất về màu trải dài từ mức độ chấp nhận được đến cực kì ngoạn mục. Song, nó vẫn còn tồn tại vài nhược điểm ở tỉ lệ tương phản và khả năng hiển thị màu đen (hở sáng). Phần này dễ thấy trong môi trường tối.
TN: Ưu điểm của dòng này là thời gian phản hồi pixel rất nhanh. Khiến chuyển động của các khung hình được cải thiện rõ rệt. Do được ra đời từ lâu, nên chúng gặp những hạn chế về tỉ lệ tương phản, dải màu hiển thị không được hấp dẫn người dùng. Đa số các dòng màn hình gaming sử dụng tấm nền này chủ yếu là dân “hard-core”. Họ cần một màn hình chuẩn chỉ, mọi thứ phải cực nhanh và chính xác.
VA: Tấm nền VA cũng thể hiện dải màu rộng tương đương với IPS. Cùng với đó là độ sáng thường nhỉnh hơn với IPS. Chưa kể là chỉ số tương phản cao hơn rõ rệt cùng dải màu đen tối hơn. Tổng thể giúp cải thiện chất lượng hình ảnh tốt hơn. Bù lại góc nhìn vẫn bị hạn chế. Đặc biệt nhất là các chuỗi sản phẩm VA của Samsung sắc hơn hơn cả.
OLED: Khác với 3 tấm nền dựa trên công nghệ LCD ở trên, OLED lại sử dụng các pixel tự phát ra ánh sáng riêng. Có thể nói OLED là vị vua tỉ lệ tương phản và dải màu đen. Bởi lẽ lúc đó điểm ảnh OLED bị tắt hoàn toàn, không phát ra ánh sáng nữa. Qua các bài kiểm tra ở nhiều trang uy tín, OLED thường đánh bại các mã LCD khác. Về hiệu suất màu sắc, chuyển động mượn mà của khung hình khiến OLED được xem là thế hệ kế cận trong tương lai. Điều khiến nó chưa được phổ biến thời điểm hiện tại chủ yếu là giá thành tương đối cao.
Màn hình cong sẽ phù hợp với những người thiên hướng dùng để giải trí. Bởi lẽ màn cong tạo thêm độ sâu trường ảnh, giúp hình ảnh trở nên thật hơn. Với các tựa game nó còn giúp cho người chơi bao quát, kiểm soát ván đấu tốt hơn.
Màn phẳng cũng vẫn đáp ứng được nhu cầu giải trí và làm việc. Sự khác biệt đến các tác vụ vẽ, thiết kế. Nó sẽ không đánh lừa mắt rằng các vec-tơ bị biến dạng. Làm việc sẽ chính xác và hiệu quả hơn. Bù lại sẽ không bao quát nội dung hơn với những màn hình có kích thước lớn.
Hầu hết các màn hình có giá phổ thông đều có độ phân giải là FHD. Điều này là đủ đối với kích thước 24 inch, nhưng sẽ trở nên thiếu sắc nét, rõ ràng trên các màn hình ở có kích thước lớn hon. Các mã 27 inch và 32 inch sẽ phù hợp với độ phân giải 1440p. Đa số mọi người sẽ dễ dàng nhận thấy độ sắc nét khi trải nghiệm. Đây là độ phân giải vừa túi tiền hơn so với các dòng màn hình sở hữu UHD trở lên. Đáng buồn là các hệ máy console vẫn chưa hỗ trợ độ phân giải này.
Độ phân giải UHD (3840x2160) sẽ lý tưởng với các màn hình lớn hơn. Có thể hiểu đây là phiên bản nâng cấp tuyệt vời với màn 27, 32 inch trở lên. Ngược lại người dùng sẽ gặp chút khó khăn khi tỉ lệ scale văn bản tương đối nhỏ. Đối với các tác vụ giải trí thì mọi thứ đều ở mức mãn nhãn, tuyệt vời.
Vậy còn những màn hình ultrawide thì sao? Sở hữu siêu dài với khung hình 21:9. Điều này sẽ là giải pháp hoàn hảo đối với nhiều người, muốn có nhiều không gian hiển thị nhưng e ngại việc thiết lập nhiều màn hình.
Việc điều chỉnh độ sáng theo tùy ý đều đã hiện hữu trên các màn hình hiện nay. Độ sáng sẽ được tính theo tiêu chuẩn Candela/m2. Hoặc hiển thị bằng đơn vị nits. Với các màn hình có độ sáng 250 nits có thể hiển thị dải màu và tỉ lệ tương phản khá ổn. Nhưng nếu sử dụng trong môi trường thiếu sáng thì sẽ bị gây hại cho mắt. Một số mã có thể lên tới 400 nits, giúp các chi tiết nhỏ được rõ ràng hơn. Thậm chí còn có thể đạt tiêu chuẩn về VESA DisplayHDR.
Sự khác biệt rõ ràng đến từ hai dải màu đối nghịch nhau chính là sự tương phản. Tỉ lệ tương phản sẽ thường dao động từ 1000:1 đến 2000:1. Chỉ số càng cao sẽ làm cho chất lượng hình ảnh càng đẹp. Điều đó không có nghĩa đúng với tỉ lệ tương phản động. Đa phần chúng có thể lên tới hàng chục nghìn, triệu, và không quá khác biệt.
Tần số quét của màn hình có thể hiểu đơn giản là số lần màn hình có thể cập hình ảnh hiển thị mỗi giây. 60Hz là con số mặc định của đa số các dòng màn hình văn phòng, giá rẻ. Tần số quét cao sẽ làm cho hình ảnh mượt mà hơn khi có sự chuyển động của khung hình. Cùng với thời gian phản hồi thấp làm cho hình ảnh mới được xuất hiện trên màn hình nhiều hơn.
Nếu bạn thuộc nhóm người dùng văn phòng, 60Hz vẫn sẽ làm bạn hài lòng. Mặt khác, là những game thủ, việc nâng cấp lên màn hình 144Hz trở lên là điều cần thiết. Ngày này, game thủ dễ dàng có thể chọn cho mình các dòng màn hình gaming, sở hữu tần số quét cao mà giá thành vô cùng hấp dẫn.
Tính năng đồng bộ hóa hình ảnh của đầu ra của GPU với tốc độ làm mới của màn hình. Giúp đẩy lùi các hiện tượng về răng cưa, giật và xé hình. Khiến cho cảm giác trải nghiệm trở nền tồi tệ. Đây là tính năng gần như bắt buộc phải có đối với các game thủ PC.
AMD FreeSync và G-Sync là hai loại được phổ biến nhất tại thời điểm hiện tại. Chúng được thế kế để hoạt động cùng với GPU tương ứng của mỗi hãng. Ngoài ra còn có một bên thứ ba chính là VESA Adaptive-Sync. Cả ba ông lớn AMD, Intel, Nvidia đều hỗ trợ chuẩn này. Cho dù có đôi chút về hạn chế so với các tiêu chuẩn mà các hãng đưa ra.
Tùy thuộc vào ý đồ của hãng, phần chân đế sẽ được tích hợp vào mỗi mã màn hình. Từ các chân đế cố định không thể tùy chỉnh cho đến các cánh tay đòn màn hình phức tạp. Giữ cho màn hình ở hầu hết các góc độ và hướng.
Hoặc các bạn có thể tìm đến những giá treo màn hình. Các màn hình trên thị trường hiện tại đa phần đều hỗ trợ ngàm treo chuẩn VESA. Việc thay thế chân đế bằng giá treo của màn hình thứ ba sẽ giúp việc điều chỉnh góc nhìn linh hoạt hơn rất nhiều.
Mình hiểu là chất lượng của loa tích hợp màn hình sẽ chỉ ở mức tròn vai. Thậm chí chỉ cần nghe được là ổn. Dù sao thì có hay không cũng không quan trọng. Các cổng kết nối nên lựa chọn theo laptop, PC,.. để có thể sử dụng luôn mà không cần thông qua các cổng chuyển đổi. Hiện nay, các cổng HDMI, DisplayPort trở nên đại trà, các cổng DVI, VGA đang dần trở nên tụt hậu không còn đáp ứng các tiêu chí hiện tại.
Đối với laptop, cổng USB-C hỗ trợ DP mode và tích hợp sạc công suất lớn sẽ tối giản mọi thứ. Bàn làm việc cũng trở nên gọn hơn. Tăng khả năng hiển thị hơn rất nhiều. Với tiêu chuẩn của laptop thì công suất sạc ở mức 60W trở lên, và ngược lại.
Tất nhiên rồi, yếu tố chi phối tất cả chính là ngân sách của mỗi người. Người dùng cần phải thông thái trong việc chi tiêu để có thể tối ưu từng đồng mình bỏ ra. Trước khi mua sắm, nâng cấp màn hình hãy dạo quanh thị trường để có thể tận dụng các deal hợp lý.
Về xuất sứ sản phẩm, người dùng nên tìm hiểu qua về thương hiệu cũng như thời gian, chính sách bảo hành. Tránh cho sự cố xảy ra không đáng có.
Vậy nên HACOM tự hào khi là một trong những nhà bán lẻ có tiếng nhất trong ngành phần cứng Hi-End. Đảm bảo các sản phẩm được bảo hành chính hãng. Cùng với chính sách lỗi đổi mới trong 15 ngày đầu tiên sử dụng
Hacom cần hoàn thiện thêm về : *
Vui lòng để lại Số Điện Thoại hoặc Email của bạn
để nhận phản hồi từ HACOM *
Hôm nay, mục đích chuyến thăm của bạn là gì:
Bạn đã hoàn thành được mục đích của mình rồi chứ?
Bạn có thường xuyên truy cập website Hacom không?
Trả lời