title

Bios là gì? Có tác dụng gì trong hệ thống máy tính?

Đăng bởi HACOM 02-07-2021, 4:42 pm Lượt xem: 2005

BIOS là gì?

BIOS là viết tắt của cụm từ "Basic Input/Output System" (Hệ thống Đầu vào/Đầu ra Cơ bản"). Về bản chất, BIOS là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip firmware nằm ở trên bo mạch chủ (mainboard) của máy vi tính.

Theo đúng tên gọi của mình, BIOS kiểm soát các tính năng cơ bản của máy vi tính mà chúng ta ít khi để ý tới: Kết nối và chạy trình điều khiển (driver) cho các thiết bị ngoại vi  (chuột, bàn phím, usb…), đọc thứ tự ổ cứng để khởi động các hệ điều hành, hiển thị tín hiệu lên màn hình v.v… Nói tóm lại, khi máy vi tính khởi động, nhiệm vụ của BIOS là "đánh thức" từng linh kiện và kiểm tra xem linh kiện này có hoạt động hay không. Sau đó, BIOS sẽ chuyển nhiệm vụ kiểm soát lại cho hệ điều hành.

BIOS hoạt động như thế nào?

Khi bạn bật nút nguồn máy tính, đầu tiên CPU sẽ truy cập BIOS ngay cả trước khi hệ điều hành được tải. Sau đó, BIOS sẽ kiểm tra tất cả các kết nối phần cứng của bạn và định vị tất cả các thiết bị của bạn. Nếu mọi thứ đều ổn, BIOS sẽ tải hệ điều hành vào bộ nhớ của máy tính và kết thúc quá trình khởi động.

BIOS cũng được sử dụng sau khi máy tính khởi động. Nó hoạt động như một trung gian giữa CPU và các thiết bị I/O (đầu vào / đầu ra). Do BIOS, các chương trình và hệ điều hành của bạn không phải biết chi tiết chính xác (như địa chỉ phần cứng) về các thiết bị I/O được gắn vào PC của bạn. Khi chi tiết thiết bị thay đổi, chỉ cần cập nhật BIOS. Bạn có thể thực hiện những thay đổi này bằng cách vào BIOS khi hệ thống của bạn khởi động.

BIOS dùng để làm gì?

Nếu bạn là "dân công nghệ" duy nhất trong gia đình hoặc tại văn phòng đang làm việc, chắc chắn bạn sẽ phải sử dụng tới BIOS ít nhất là một lần. Các tính năng của BIOS dù có thể rất đơn giản nhưng phần lớn đều không thể thực hiện được bên trong hệ điều hành (Windows, Linux…). Trong trường hợp máy vi tính gặp sự cố, nắm bắt được khả năng của BIOS sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, dưới đây là một số tính năng cơ bản của BIOS:

Thay đổi thứ tự đọc ổ đĩa khi khởi động

Khi bật máy vi tính, bạn có thể vào BIOS hoặc nhấn một phím tắt khác để hiển thị danh sách các ổ đĩa được đọc khi khởi động máy.

Nếu bạn cài nhiều hệ điều hành lên nhiều ổ cứng, bạn có thể thay đổi thứ tự đọc ổ cứng, để (ví dụ) khởi động từ ổ cứng cài Ubuntu 10 trước khi khởi động từ ổ cứng cài Windows 8.

Nếu như Windows bị hỏng, bạn cũng sẽ cần đặt ổ đĩa CD/DVD lên đầu tiên trong danh sách ổ đọc khi khởi động để sử dụng các tính năng sửa lỗi từ đĩa cài Windows hoặc cài lại Windows.

Theo dõi nhiệt độ, tốc độ quạt

Nếu không thể khởi động vào hệ điều hành, bạn có thể mở BIOS để kiểm tra nhiệt độ của các linh kiện xem có quạt nào bị dừng và tình trạng máy bị quá nhiệt đang diễn ra hay không, thậm chí có thể theo dõi (và kiểm soát) mức điện thế vào các thiết bị như RAM và CPU, nhất là khi bạn thuộc tuýp dân công nghệ "máu me" ép xung (overclock).

Khi chạy Windows, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm như HWMonitor để theo dõi nhiệt độ của máy.

Ép xung

Bạn sẽ cần mở BIOS để thay đổi xung nhịp và/hoặc điện thế hoạt động của CPU nhằm ép xung. Khi ép xung, bạn sẽ tăng tốc độ xử lý của máy vi tính, song cũng sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ nhất định, trong đó nguy hiểm nhất là nguy cơ máy bị quá nhiệt và treo nếu không được tản nhiệt tăng cường (với quạt chuyên dụng hoặc tản nhiệt nước).

Khóa máy

Trong BIOS, bạn có thể đặt mật khẩu để khóa toàn bộ máy vi tính, không cho phép sử dụng bất kì một hệ điều hành nào cả.

UEFI cũng hỗ trợ tính năng Secure Boot, giúp loại trừ khả năng khởi động từ các hệ điều hành không được cấp phép trên máy tính qua các thiết bị ngoại vi hoặc qua mạng. Phần lớn người dùng thông thường sẽ bỏ qua tính năng này, song với những hệ thống tối mật, đặt mật khẩu trong BIOS có thể là một giải pháp bảo mật hiệu quả.

Các tính năng khác

Trong BIOS, bạn có thể lựa chọn tùy chỉnh nhiều cài đặt khác, ví dụ như lựa chọn dung lượng bộ nhớ cấp phát cho card đồ họa tích hợp, xung nhịp của RAM, lựa chọn chế độ hoạt động của máy (tiết kiệm điện năng hoặc gia tăng hiệu năng xử lý), lựa chọn cho phép các linh kiện USB khởi động máy từ trạng thái nghỉ (sleep) hay không… Mỗi BIOS sẽ có những tính năng khác nhau, do đó hãy tìm hiểu và thử tùy chỉnh các cài đặt có trong BIOS. Một khi đã nắm rõ về BIOS, bạn sẽ có thể dễ dàng xử lý các vấn đề của máy vi tính trong tương lai.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết nhiều người xem

Số lõi hay tốc độ xung nhịp quan trọng hơn với CPU? Số lõi hay tốc độ xung nhịp quan trọng hơn với CPU?
Đăng bởi Nguyễn Trần Hiếu 4411 4411

CPU thường đi kèm các thông số chính là số nhân, số luồng và tốc độ xung nhịp. Nhưng thông số nào quan trọng hơn để đánh giá sức mạnh của nó !

[Hà Nội] Nhân viên Phát Triển Kinh Doanh [Hà Nội] Nhân viên Phát Triển Kinh Doanh
Đăng bởi Tuyển Dụng 1102 1102

10.000.000đ - 15.000.000đ

[Hà Nội] Nhân Viên Thiết Kế Đồ Họa [Hà Nội] Nhân Viên Thiết Kế Đồ Họa
Đăng bởi Tuyển Dụng 1058 1058

Thu nhập: từ 15.000.000 đ – 16.000.000 đ

[Hà Nội] Nhân Viên Bán Hàng Máy Tính [Hà Nội] Nhân Viên Bán Hàng Máy Tính
Đăng bởi Tuyển Dụng 5018 5018

12.000.000 vnđ - 14.000.000 vnđ

Khách Hàng Hacom
Chat Facebook (8h-24h)
Chat Zalo (8h-24h)
1900.1903 (8h-24h)
Có thể phù hợp với bạn
bg
Mua sắm tại HACOM Siêu ưu đãi mỗi ngày

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Xem sản phẩm khác Tiếp tục mua hàng