Thêm vào giỏ hàng thành công
Xem giỏ hàng và thanh toánĐiểm chết màn hình là một khái niệm mà những người dùng công nghệ luôn né tránh. Vậy điểm chết màn hình là gì? Nguyên nhân gây ra điểm chết màn hình là gì? Hãy cùng HACOM tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Điểm chết màn hình (Dead Pixel) có thể là chỉ một hoặc nhiều các điểm trên một số loại thiết bị: máy tính bàn, máy tính bảng,…không hiện thị đúng màu sắc như các điểm khác trên màn hình.
Cách nhận dạng điểm chết màn hình đó là điểm này hiển thị màu đen, trắng hoặc bị đơ màu sắc so với các điểm màu sắc khác trên màn hình.
Máy tính được cấu tạo từ hàng triệu Pixel (điểm ảnh) để nhằm hiện thị hình ảnh, màu sắc. Do đó, điểm chết màn hình chính là pixel bị lỗi và thường thì lỗi này xuất hiện khi màn hình bị xuống cấp do sử dụng quá lâu.
Ngoài khái niệm vừa đề cập ở trên, thì điểm chết màn hình còn có những trường hợp gần giống như:
- Điểm chết màn hình (Dead Pixel) là tại một vị trí mà pixel đó không thể hiển thị được màu sắc trên màn hình.
- Điểm đơ màn hình (Stuck Pixel) là vị trí mà pixel đó chỉ có thể hiện thị được một màu duy nhất. Vì thế, ban phải chọn lựa hình nền có màu sắc thích ứng thì pixel đó mới hiển thị được màu sắc đồng bộ toàn màn hình.
- Điểm nhạy sáng (Hot Pixel) chính là vị trí mà pixel đó hiển thị rất rõ trên nền màu đen.
Bước 1: Đầu tiên bạn cần sắp xếp màn hình máy tính một cách hệ thống nhất để có thể dễ dàng nhận ra được điểm chết màn hình.
Bước 2: Tiếp theo đó click chuột phải tại khoảng trống trên màn hình -> Chọn Personalize.
Bước 3: Sau đó Click chọn Background ở bên trái hộp thoại -> Tại mục Background bên phải, bạn click vào mũi tên trỏ xuống -> Chọn Solid Color -> Hãy lựa chọn một màu để hiển thị ra desktop.
Lúc này màn hình Desktop sẽ chỉ hiện thị một màu, bạn chú ý quan sát thật kỹ trên màn hình của mình xem có điểm chết nào không hoặc có thể đổi background thành màu khác để chắc chắn.
Điểm chết màn hình là tình huống mà mọi người luôn tránh né, tuy vậy một điều đáng mừng đó là điểm chết trên màn hình laptop thông thường sẽ không bị lan rộng ra. Nếu màn hình laptop của bạn chỉ xuất hiện 1 - 2 điểm chết rất nhỏ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Tuy nhiên, nếu như chiếc laptop của bạn đã sử dụng lâu năm thì màn hình lúc này đã bị xuống cấp, số lượng điểm chết sẽ xuất hiện nhiều hơn. Có thể nói rằng điểm chết màn hình không lan rộng nhưng số lượng điểm chết có thể tăng lên.
Tham khảo một số cách để khắc phục điểm chết màn hình:
- Sử dụng ngón tay ấn nhẹ vào màn hình, ấn vào khu vực xung quanh điểm chết.
- Sử dụng phần mềm UDPixel hoặc trang web JScreenFix.com để có thể sửa lỗi điểm chết trên màn hình máy tính.
- Trong trường hợp nếu như màn hình máy tính của bạn đã xuất hiện nhiều điểm chết thì bạn nên thay module mới. Lưu ý, hãy lựa chọn các cửa hàng uy tín để thay vì sẽ có bảo hành cho bạn thay vì tự làm tại nhà, hoặc những địa điểm không uy tín.
- Với trường hợp nếu là màn hình LED, thì bạn có thể hoàn toàn khắc phục bằng cách đến cửa hàng uy tín để hàn lại chip LED tương thích vào tấm module có điểm ảnh bị mất.
Có thể thấy các điểm chết màn hình xuất hiện thì nguyên nhân chủ yếu là từ phía nhà sản xuất do đó mà các hãng laptop đều có những quy định về chế độ bảo hành điểm chết màn hình.
Ví dụ như đối với hãng Dell quy định số lượng điểm chết cho phép là từ 5 - 6 điểm. Và điều này có nghĩa là nếu như trên màn hình laptop Dell có nhiều điểm chết hơn số lượng quy định trên, thì bạn sẽ được yêu cầu bảo hành màn hình.
Trên đây là những thông tin về điểm chết màn hình cũng như nguyên nhân, cách khắc phục điểm chết màn hình mà HACOM vừa chia sẽ, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này.
Hacom cần hoàn thiện thêm về : *
Vui lòng để lại Số Điện Thoại hoặc Email của bạn
để nhận phản hồi từ HACOM *
Hôm nay, mục đích chuyến thăm của bạn là gì:
Bạn đã hoàn thành được mục đích của mình rồi chứ?
Bạn có thường xuyên truy cập website Hacom không?
Trả lời