Thêm vào giỏ hàng thành công
Xem giỏ hàng và thanh toánĐầu tiên, chúng ta có cặp đôi card đồ họa mới nhất của NVIDIA, sự kiện ra mắt này dường như đang khẳng định NVIDIA đang muốn cải tiến hình ảnh thương hiệu đồ họa chuyên nghiệp của mình. Được ra mắt vào 5/10 và dự kiện sẽ xuất xưởng trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm, card đồ họa NVIDIA RTX A6000 là dòng card đồ họa chuyên nghiệp NVIDIA Ampere thế hệ mới nhất. Là sản phẩm kế nhiệm cho card Quardo RTX 8000 và RTX 6000 kiến trúc với Turing, A6000 sẽ là sản phẩm VGA mạnh nhất sở hữu hiệu năng hàng đầu của NVIDIA. A6000 có vai trò và chức năng như card Quardo, nhưng lại không mang cái tên này.
|
A6000 |
A40 |
RTX 8000 |
GV100 |
CUDA Cores |
10752 |
10752 |
4608 |
5120 |
Tensor Cores |
336 |
336 |
576 |
640 |
Boost Clock |
? |
? |
1770MHz |
~1450MHz |
Memory Clock |
16Gbps GDDR6 |
14.5Gbps GDDR6 |
14Gbps GDDR6 |
1.7Gbps HBM2 |
Memory Bus Width |
384-bit |
384-bit |
384-bit |
4096-bit |
VRAM |
48GB |
48GB |
48GB |
32GB |
ECC |
Partial |
Partial |
Partial |
Full |
Half Precision |
? |
? |
32.6 TFLOPS |
29.6 TFLOPS |
Single Precision |
? |
? |
16.3 TFLOPS |
14.8 TFLOPS |
Tensor Performance |
? |
? |
130.5 TFLOPS |
118.5 TFLOPs |
TDP |
300W |
300W |
295W |
250W |
Cooling |
Active |
Passive |
Active |
Active |
NVLink |
1x NVLink3 |
1x NVLink3 |
1x NVLInk2 |
2x NVLInk2 |
GPU |
GA102 |
GA102 |
TU102 |
GV100 |
Architecture |
Ampere |
Ampere |
Turing |
Volta |
Manufacturing Process |
Samsung 8nm |
Samsung 8nm |
TSMC 12nm FFN |
TSMC 12nm FFN |
Launch Price |
? |
? |
$10,000 |
$9,000 |
Launch Date |
12/2020 |
Q1 2021 |
Q4 2018 |
March 2018 |
Bảng so sánh thông số kĩ thuật các dòng card đồ họa hình ảnh chuyên nghiệp của NVIDIA
Là dòng card hướng tới đồ họa chuyên nghiệp với kiến trúc Ampere đầu tiên được ra mắt của NVIDIA, A6000 là bước chân quan trọng của NVIDIA khi tiến ra thị trường. Dòng card đồ họa này sử dụng GPU GA1002, cùng một dòng chip được sử dụng trong card Geforce RTX 3080 và 3090, bộ nhớ 48GB, dung lượng bộ nhớ lớn nhất mà card GA102 có thể tương thích. Đáng chú ý hơn cả, A6000 sử dụng chuẩn bộ nhớ GDDR6 mà không phải là chuẩn GDDR6X nhanh hơn như trên các card GeForce. Nguyên nhân là do ở thời điểm hiện tại, chip 16Gbps RAM không có tương thích với chuẩn bộ nhớ mới này. Do vậy, mặc dù cùng chung loại GPU, A6000 và các card GeForce sẽ có một vài khác biệt về hiệu năng do A6000 đã đánh đổi băng thông bộ nhớ để có được dung lượng bộ nhớ tổng thể lớn.
Xét về mặt hiệu năng, NVIDIA cho biết hiệu năng của A6000 có thể gấp đôi hoặc hơn gấp đôi hiệu năng của card Quardo RTX 8000 trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt là các tác vụ tận dụng được sự tăng lên đáng kể của lõi CUDA FP32 hoặc sự gia tăng hiệu suất tương tự trong lõi RT. Đáng tiếc là NVIDIA vẫn bảo mật một phần thông số của A6000 trong thời gian này, vì vậy chúng ta vẫn chưa biết được tốc độ xung nhịp và kết quả hiệu năng FLOPS của nó. Một điểm đáng chú ý khác là chỉ số TDP của A6000 chỉ có 300W, thấp hơn 50W so với GeForce RTX 3090, vì vậy khả năng cao xung nhịp của A6000 sẽ thấp hơn xung nhịp của 3090.
Mặt khác, như chúng ta đẽ thấy trong sự kiện ra mắt dòng card GeForce tháng trước, bản thân kiến trúc Ampere không phải là cuộc cách mạng công nghệ so với kiến trúc Turing trước đó. Vì vậy mặc dù mới và mạnh hơn đáng kể, không có quá nhiều tính năng mới có thể phát hiện được trong bảng thông số của A6000. Cùng với việc mở rộng số lượng loại dữ liệu được hỗ trợ trong các lõi tensor (đặc biệt là Bfloat16), một thay đổi khác dễ thấy nhất là A6000 hỗ trợ giải mã Codec AV1 mới cùng như hỗ trợ PCI-Express 4.0. Điều này giúp cho băng thông bus của A6000 gấp đôi so với nền tảng AMD mới cho ra gần đây.
Giống như các card Quardo hiện nay, A6000 sắp tới cũng sẽ hỗ trợ ECC. NVIDIA chưa bao giờ liệt kê GA102 có khả năng ECC – đây là hạn chế của dòng chip trung tâm dữ liệu lớn. Tuy nhiên mẫu card đồ họa mới này được hỗ trợ bởi ECC “mềm”, có thể sửa lỗi trên DRAM và DRAM bus bằng cách hy sinh một phần dung lượng và băng thông DRAM để hoạt động như một ECC. Ngoài ra card cũng hỗ trợ kết nối NVLink đơn – đã lên đến NVLink 3 – cho phép một cặp A6000 kết nối với nhau để cung cấp hiệu năng cao hơn cũng như chia sẻ bộ nhớ cho các ứng dụng hỗ trợ. A6000 cũng hỗ trợ Frame Lock chuẩn NVIDIA cùng tính năng 3D Vision Pro với các kết nối tương ứng.
Còn đầu ra hiển thị, A6000 đi kèm với 4 đầu Display Port đặc trưng cho các dòng card đồ họa chuyên nghiệp của NVIDIA. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa A6000 hơi thua thiệt do đầu Display Port 1.4 chậm hơn đầu HDMI 2.1 cũng được hỗ trợ bởi GA102.
Theo NVIDIA, A6000 dẽ được sẵn sàng trên các kênh bán hàng vào giữa tháng 12 năm nay và sau đó sẽ được trưng bày trên hệ thống OEM vào đầu năm 2021.
Cùng với A6000, NVIDIA A40 là mẫu card đồ họa có hiệu năng khá tương tự được thiết kế với tản nhiệt thụ động. Được dựng trên nền tảng GPU GA102, A40 cung cấp tất cả các tính năng như của card đồ họa có tản nhiệt chủ động A6000, nhưng tản nhiệt của dòng card đồ họa này là dạng thụ động phù hợp để sử dụng trong các máy chủ mật độ cao.
Theo như thông số kĩ thuật được NVIDIA cung cấp, A40 cũng là một card đồ họa có hiệu năng mạnh xấp xỉ A6000. Bên cạnh hệ thống tản nhiệt, điểm khác biệt tiếp theo của 2 dòng card đồ họa là cấu hình bộ nhớ. Nếu A6000 sử dụng bộ nhớ GDDR6 16Gbps thì A40 chỉ có tốc độ 14.5 GBps. NVIDIA cũng không công bố tốc độ xung nhịp của A40, nhưng với TDP 300W, khả năng cao tốc độ xung nhịp của A40 và A6000 sẽ không có khác biệt quá lớn.
Một điểm đáng chú ý nhất là đầu ra hiển thị hình ảnh. A40 có 3 đầu ra Display Port (ít hơn 1 đầu DP so với dòng card đồ họa A6000), mang lại cho dòng card máy chủ này khả năng truyền tải hình ảnh trực tiếp. Giải thích cho việc này, NVIDIA nói rằng họ được các khách hàng làm trong ngành công nghiệp đa phương tiện và truyền hình phản ánh và đóng góp ý kiến, những người thường dùng máy chủ trong ở trong các nơi như xe ô tô tải nhưng vẫn cần các đầu output hiển thị.
Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa A40 và card tính toán PCIe A100 của NVIDIA. A100 không có chức năng hiển thị video (GPU của A100 được thiết kế thuần túy cho các tác vụ tính toán), trong khi A40 có cung cấp đầu ra video. Mặc dù không nhắm tới thị trường ngách máy tính chuyên xử lý số liệu logic nơi mà T4 đang đứng đầu, nhưng A40 có thể làm được nhiệm vụ này. Dù có thiếu một số tính năng đặc thù của A100 như MIG, A40 vẫn có các tính năng hỗ trợ cấu hình cho máy chủ ảo. Có thể nói A40 là một sự thay thế tiềm năng cho A100, ít nhất là các cấu hình máy cần thông số FP32 cao.
Cũng như card đồ họa NVIDIA A6000 thì thì card đồ họa NVIDIA A40 cũng sẽ có mặt trên thị trường trong thời gian sắp tới. NVIDIA dự tính mẫu card đồ họa này sẽ lên kệ vào khoảng đầu năm 2021.
Đối với các fan lâu năm của NVIDIA, việc card đồ họa A6000 dành cho thị trường xử lý hình ảnh chuyên nghiệp mà không mang thương hiệu Quardo là một điều đáng ngạc nhiên. NVIDIA đã ra quyết định ở phút cuối cùng mà không hề có một lời giải thích chính thức nào được đưa ra cho đến thời điểm hiện tại.
Xét về phương diện giá trị thì đây là một điều khá lạ lùng bởi thương hiệu Quardo đã tồn tại khá lâu, chỉ sau GeForce. NVIDIA vẫn chiếm thị phần lớn trong thị trường card đồ họa xử lý hình ảnh chuyên nghiệp do đó dường như có rất ít lí do để NVIDIA thay đổi thị trường đang khá ổn định này.
Tuy nhiên, ta vẫn có thể thấy được một vài yếu tố tác động dẫn đến quyết định của NVIDIA. Đầu tiên, NVIDIA đã từng cho ngừng hoạt động thương hiệu Tesla. Thương hiệu này ra đi và để lại cho chúng ta 2 mẫu card máy tính NVIDIA T4 và A100, hai mẫu card máy tính chiếm vai trò không thể thay thế trong thị trường các mẫu máy tính tính toán logic. Tất nhiên Tesla là trường hợp đặc biệt bởi cái tên này bị trùng với một thương hiệu ô tô và tên một nhà khoa học nổi tiếng. Trong khi khả năng trùng tên Quardo với các thương hiệu khác tương đối thấp (tuy nhiên vẫn không phải không có)
Nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng hơn là do tình trạng tổng thể của thị trường. Thị trường card đồ họa cho xử lý hình ảnh chuyên nghiệp là một thị trường khá ổn định, không có sự tăng trưởng mạnh mẽ như thị trường gaming hay thị trường xử lý dữ liệu. Do đó, thị trường xử lý hình ảnh chuyên nghiệp dần dần trở thành một phần yếu hơn trong hệ thống kinh doanh của NVIDIA, đặc biệt là khi các dòng máy chủ hiện nay vừa có thể cung cấp khả năng xử lý dữ liệu cũng như xử lý hình ảnh.
Vì vậy rất có thể NVIDIA không cần đến một thương hiệu Quardo riêng biệt lâu hơn nữa do tính năng của Quardo (card đồ họa chuyên nghiệp) và Tesla (card tính toán) khá đồng bộ. Mặc dù cả 2 khác nhau về nhu cầu cụ thể nhưng các khách hàng trên hai thị trường cùng sử dụng phần cứng NVIDIA với tính năng khá tương đồng cũng như cùng phải chi trả mức giá khá tương đương.
Dù sao đi nữa thì theo dõi con bước phát triển sắp tới của NVIDIA vẫn rất thú vị. Ngay cả khi cùng chung đối tượng thì việc phân đoạn thị trường cũng mang đến lợi thế rất lớn. Với việc NVIDIA vẫn đang sản xuất GA100, một dòng card đồ họa không có khả năng hiển thị thì việc phân chia phần cứng nào có thể được sử dụng cho đồ họa phần cứng nào không vẫn có vai trò rất quan trọng trong tương lai.
(Nguồn: Anandtech)
Hacom cần hoàn thiện thêm về : *
Vui lòng để lại Số Điện Thoại hoặc Email của bạn
để nhận phản hồi từ HACOM *
Hôm nay, mục đích chuyến thăm của bạn là gì:
Bạn đã hoàn thành được mục đích của mình rồi chứ?
Bạn có thường xuyên truy cập website Hacom không?
Trả lời