Thêm vào giỏ hàng thành công
Xem giỏ hàng và thanh toánNếu màn hình laptop bị giật thì laptop không thể sử dụng để làm việc. Nếu như bạn đang gặp phải vấn đề này bạn có thể tham khảo một vài phương pháp để khắc phục lỗi màn hình máy tính bị giật và sử dụng máy tính một cách bình thường dưới đây.
Để có biện pháp khắc phục laptop bị giật hiệu quả, trước hết bạn cần tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tình trạng này:
- Nhiều chương trình cùng lúc nhưng RAM máy thấp, không đáp ứng được.
- Có quá nhiều tập tin rác, gây lỗi ổ cứng bị phân mảnh.
- Laptop bị nhiễm nhiều virus, phần mềm độc hại.
- Hệ điều hành và driver cũ không được cập nhật.
- Laptop quá nóng trong quá trình hoạt động.
Để cài đặt lại tốc độ chuyển ảnh của màn hình truy cập Start > Control Panel > Appearance and Personalization > Display.
Nếu bạn đang sử dụng Windows 8 hay 10 hãy nhấp chuột phải vào Start và chọn Control Panel. Hoặc có thể chọn Display nếu bạn đang chọn ở chế độ hiện icon.
Chọn vào tab Monitor, chọn đường link "Screen Refresh Rate". Bạn sẽ nhìn thấy tốc độ làm mới khả dụng của màn hình của bạn.
Hãy nhấn vào mũi tên chỉ xuống, các mức tốc độ chuyển ảnh khả thi nhất sẽ được hiện lên trên màn hình của bạn.
Tốc độ chuyển ảnh có thể dao động trong khoảng từ 30Hz đến 200Hz. Tốc độ càng lớn thì giá thành của màn hình sẽ càng cao hơn.
Trong một số trường hợp, lỗi màn hình bị giật sẽ xảy ra nếu driver chưa được update hoặc máy vẫn đang sử dụng driver gốc của máy, khiến cho tốc độ làm mới của màn hình bị hạn chế.
Bước 1: Truy cập vào Device Manager. Tìm "Device Manager" trong mục tìm kiếm của Windows.
Bước 2: Lựa chọn mục "Monitors", bên dưới bạn sẽ thấy một hay nhiều driver (tùy vào số lượng màn hình bạn sử dụng)
Bước 3: Kích chuột phải vào driver và chọn "Update". Khởi động lại máy và kiểm tra tình trạng này lần nữa.
Nếu những cách trên vẫn không thể xử lý được tình trạng màn hình laptop bị giật, bạn có thể thay đổi tốc độ làm mới của màn hình trên Windows.
Bước 1: Tại mục Monitors, đã xuất hiện một tùy chọn sẵn là "Hide Modes That This Monitor Cannot Display".
Bước 2: Bỏ chọn và Windows sẽ chạy ở tốc độ làm mới cho màn hình mà bạn muốn.
Bước 3: Bên dưới bảng lựa chọn, Windows sẽ cảnh báo với bạn thay đổi này có thể gây tổn hại tới màn hình của bạn.
Bước 4: Phụ thuộc vào phiên bản Windows của bạn, lựa chọn này có thể bị lược đi và không cho phép bạn thay đổi tốc độ làm mới của màn hình.
Khi xóa bất kì file dữ liệu không dùng trên máy tính, chúng sẽ được chuyển vào Thùng rác. Khi có quá nhiều file trong Thùng rác, chúng có thể chiếm dung lượng laptop, khiến máy hoạt động chậm hơn.
Cách khắc phục:
- Cách 1: Click chuột phải vào biểu tượng Thùng rác trên màn hình desktop -> Chọn Empty Recycle Bin.
- Cách 2: Kích đúp vào biểu tượng Thùng rác -> Nhấp tổ hợp phím Ctrl+A để chọn tất cả các file -> Chọn Delete.
Registry là cơ sở dữ liệu dùng để lưu trữ thông số kỹ thuật của Windows như: phần mềm, thiết bị phần cứng, hệ điều hành, v...v....
Khi Registry gặp lỗi, bạn cần sử dụng một phần mềm chuyên dụng để diệt tận gốc. Bạn thực hiện các bước khắc phục lỗi Registry theo các bước sau:
Bước 1: Mở Cleaner > Chọn Registry > Chọn Quét các vấn đề để làm sạch laptop.
Bước 2: Màn hình sẽ nhanh chóng hiển thị các DLL & tập tin mở rộng bị lỗi > Chọn Fix selected issues để sửa toàn bộ lỗi, giúp máy không bị chậm, giật.
Có thể lỗi xuất hiện do cáp màn hình bị lỏng. Để gắn lại cáp nối màn hình laptop, bạn cần tháo máy ra để tự kiểm tra. Nhưng cần chú ý tháo cẩn thận để không ảnh hưởng đến phần cứng của laptop.
Khi card màn hình xảy ra lỗi, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những gì bạn nhìn thấy trên màn hình. Hãy update driver như đã hướng dẫn ở trên cho card hình ở mục Display Adapter trong Device Manager
Nếu đã thử các cách trên mà lỗi màn hình bị giật, mang laptop đến cửa hàng sửa chữa chuyên nghiệp gần nhất sẽ là giải pháp hữu hiệu. Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách khắc phục tình trạng màn hình laptop bị giật. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 19001903 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất
Hacom cần hoàn thiện thêm về : *
Vui lòng để lại Số Điện Thoại hoặc Email của bạn
để nhận phản hồi từ HACOM *
Hôm nay, mục đích chuyến thăm của bạn là gì:
Bạn đã hoàn thành được mục đích của mình rồi chứ?
Bạn có thường xuyên truy cập website Hacom không?
Trả lời