Thêm vào giỏ hàng thành công
Xem giỏ hàng và thanh toánIntel Core i7 là gì? Có phải máy sử dụng Core i7 lúc nào cùng mạnh không? Các bạn hãy cùng HANOICOMPUTER tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết sau đây nào!
Ngay cả nhiều người đã sử dụng qua nhiều chiếc laptop vẫn có thể mắc phải hiểu lầm này. Đúng là so sánh cùng thế hệ, cùng một dòng chip thì thông thường i7 mạnh hơn i5, i5 mạnh hơn i3, nhưng nếu xét chung tất cả sản phẩm thì mọi chuyện lại khác.
Chúng ta hãy cùng lấy ví dụ về 2 bộ xử lý i7 10510U và i5 9300H. Trước hết hãy cùng HANOICOMPUTER tìm hiểu từ thông số kỹ thuật của 2 con chip này.
Dưới đây là bảng liệt kê một số thông số kĩ thuật cơ bản của i7 10510U và i5 9300H.
|
i7 10510U |
i5 9300H |
Thời gian ra mắt |
Quý 3 – 2019 |
Quý 2 – 2019 |
Thuật in thạch bản |
14 nm |
14 nm |
Số nhân |
4 |
4 |
Số luồng |
8 |
8 |
Tần số cơ sở của bộ xử lý |
1.80 GHz |
2.40 GHz |
Tần số turbo tối đa |
4.90 GHz |
4.10 GHz |
Bộ nhớ đệm |
8 MB |
8 MB |
Bus Speed |
4 GT/s |
8 GT/s |
TDP |
15 W |
45 W |
TDP (thermal design power) là công suất thoát nhiệt tối đa của một con chip xử lý, có mặt trên mọi CPU hay GPU, và được sử dụng để đo lượng nhiệt mà bộ xử lý sẽ phát ra khi tải các tác vụ trên hệ thống. Như ta vẫn biết, trong bán dẫn tất cả điện năng đi qua CPU sẽ chuyển hóa hết thành nhiệt năng nên có thể coi TDP là công suất tiêu thụ do hai con số này có chênh lệch không đáng kể.
Hãy cùng so sánh 2 bộ xử lý i7 10510U và i5 9300H. Ta thấy các chỉ số của 2 bộ xử lý này khá tương đồng nhau, cùng 4 nhân 8 luồng. Tần số cơ sở của i7 10510U là 1.80Ghz, thấy hơn một chút so với i5 9300H, trong khi đó chỉ số turbo boost là cao hơn, 4.90 GHz so với 4.10 Ghz.
Một điểm khác biệt rõ ràng nữa là chỉ số TDP của i7 10510U là 15 W còn của i5 9300H là 45 W. Một con i7 có TDP chỉ 15 W tại sao chỉ số turbo boost cao hơn? Điều này có đồng nghĩa với i7 10510U mạnh hơn i5 9300H không?
Câu trả lời ở đây là Laptop i5 9300H!
Tần số turbo tối đa là tần số mà CPU đạt được nhờ công nghệ Turbo Boost. Công nghệ này đẩy xung nhịp lên cao để xử lý tác vụ nặng, sau khi xử lý xong xung nhịp sẽ trở về trạng thái cơ sở. Như vậy, xét các tác vụ đơn nhân thì i7 10510U mạnh hơn i5 9300H.
Tuy nhiên chỉ số TDP của i5 9300H là 45, gấp 3 so với i7 10510U, điều này có nghĩa công suất tiêu thụ của i5 9300H có thể gấp 3 bộ xử lý i7 10510U.
Xung nhịp của i7 10510U có thể lên 4.9 GHz tuy nhiên do giới hạn năng lượng tiêu thụ, xung nhịp này không thể duy trì trong thời gian dài mà sau vài giây, xung nhịp của i7 10510U sẽ tụt dần xuống.
Bộ xử lý i5 9300H tuy chỉ có thể lên đến xung nhịp 4.1 GHz nhưng nó có khả năng cung cấp điện năng để giữ xung tối đa, xung nhịp tụt xuống cùng lắm là 4GHz.
Nếu tính thời gian tức thì xung nhịp của i7 10510U cao hơn nhưng nếu xét trên đường dài thì i5 9300H giữ xung cao hơn do được phép đốt nhiều điện hơn. Bên cạnh đó, bộ xử lý i5 9300H là bộ xử lý chuyên dùng cho những chiếc laptop gaming – những chiếc laptop được thiết kế tản nhiệt cực tốt. Có thể đốt điện nhiều hơn lại được thiết kế tản nhiệt tốt hơn, chính điều này đã càng kéo dài thời gian giữ xung của i5 9300H.
Xét trên các tác vụ đa nhân thì sao? 15 W không thể đủ cung cấp điện năng giúp CPU i7 10510U 4 nhân 8 luồng xử lý các đa nhân ở mức xung nhịp cao được. Trong khi đó bộ xử lý i7 10510U tuy có thể lên đến xung nhịp 4.9 GHz nhưng do chỉ được tiêu thụ 15 W nên khả năng giữ xung không cao, tính trung bình chỉ khoảng 2 GHz khi xử lý tác vụ đa nhân.
Trong khi đó TDP của i5 9300H là 45 W, giúp giữ xung nhịp trung bình ở mức 3 GHz hoặc hơn, cao hơn rất nhiều. Do đó, khi render video trên laptop i5 9300H, tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với khi render trên laptop i7 10510U.
Tóm lại, khi xử lý tác vụ đa nhân phức tạp hoặc tính tốc độ xử lý trong một thời gian dài, i5 9300H vẫn là bên thắng thế.
Hy vọng bài viết này đã giải đáp một trong các vấn đề mà các bạn thường nhầm lẫn! Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này!
Nguồn: AMTECH Studio
Hacom cần hoàn thiện thêm về : *
Vui lòng để lại Số Điện Thoại hoặc Email của bạn
để nhận phản hồi từ HACOM *
Hôm nay, mục đích chuyến thăm của bạn là gì:
Bạn đã hoàn thành được mục đích của mình rồi chứ?
Bạn có thường xuyên truy cập website Hacom không?
Trả lời